4 BƯỚC ĐÁNH BÓNG ĐỒ GỖ

Tất tần tật về đánh bóng đồ gỗ 

Đánh bóng đồ gỗ là công việc cần thiết bởi nếu lâu ngày không dọn dẹp, bụi bẩn và nấm mốc sẽ tạo thành những mảng bám khiến cho bề mặt gỗ bị phai màu. Từ đó, món đồ của bạn trở nên cũ kỹ, giảm giá trị thẩm mỹ.

Tất tần tật về đánh bóng đồ gỗ hiệu quả
Tất tần tật về đánh bóng đồ gỗ hiệu quả

Nguyên nhân khiến đồ gỗ mất đi độ bóng

Những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày và cách vệ sinh đồ gỗ không đúng cách chính là nguyên nhân khiến cho các món đồ gỗ trong nhà bạn nhanh cũ và mất đi độ sáng bóng. 

 Sử dụng nhiều hóa chất tẩy rửa vệ sinh đồ gỗ

Các chất tẩy rửa có lượng hóa chất cao có thể làm hư hại, xỉn mờ bề mặt đồ gỗ.

Bề mặt gỗ bị trầy xước do bị cọ xát

Sự cọ xát với các vật dụng khác khiến bề mặt đồ gỗ bị trầy xước

Đặt đồ nặng trên đồ gỗ

Chậu hoa, dàn loa thùng… đặc trực tiếp lên đồ gỗ có thể để lại các vết hằn, khiến đỗ gỗ không đều màu.

Đánh bóng đồ gỗ – Làm sáng vật dụng làm từ gỗ có tác dụng gì?

Đánh bóng đồ gỗ giúp duy trì vẻ đẹp của đồ dùng bằng gỗ. Đồng thời, kéo dài tuổi thọ của đồ gỗ, phòng tránh mối mọt.

Dụng cụ đánh bóng đồ gỗ cần thiết

Các vật dụng cơ bản để đán bóng đồ gỗ cần có gồm: giấy nhám, vài chiếc khăn mềm và bàn chải đánh răng.

Hạng mục thi công đánh bóng đồ gỗ 

  • Đánh bóng sập gụ, tủ chè cũ.
  • Đánh bóng sơn lại đồ gỗ mĩ nghệ.
  • Đánh bóng bàn ghế gỗ thịt, gỗ quý.
  • Sơn sửa giường nằm, tủ quần áo, tủ rượu, tủ bếp.
  • Đánh bóng sơ chống xước cho sàn gỗ, vách gỗ, trần gỗ.
  • Sơn và đánh bóng chống xước cầu thang gỗ, tay vịn…vv
  • Đánh bóng sơn sửa cửa gỗ nội ngoại thất.
4 bước đánh bóng đồ gỗ chuyên nghiệp tai Housecare
4 bước đánh bóng đồ gỗ chuyên nghiệp tai Housecare

4 bước đánh bóng đồ gỗ chuyên nghiệp tai Housecare

Bước 1: Lập kế hoạch thứ tự các vị trí đánh bóng đồ gỗ

Nếu không lập kế hoạch trước, bạn có thể bỏ sót nhiều khu vực, thậm chí dồn mình ra xa cửa. Nếu muốn ra ngoài, bạn buộc phải đi qua lớp sơn bóng ướt hoặc giữ nguyên vị trí cho đến khi nó khô. Vậy nên, cách tốt nhất là bạn nên bắt đầu đánh bóng ở góc cuối cùng, đối diện với cửa ra vào và làm việc theo hàng.

Đánh bóng sàn gỗ có thể làm ố ván chân tường và vách thạch cao nên bạn hãy cẩn thận để không làm văng lên tường. Để yên tâm hơn, bạn có thể dán băng dính màu xanh quanh đáy ván chân tường như một biện pháp bảo vệ.

Bước 2: Chà lớp đánh bóng xuống sàn bằng cây lau bề mặt phẳng

Trước tiên, bạn hãy đổ một lượng nhỏ chất đánh bóng lên sàn và bắt đầu đánh bóng sàn gỗ theo chuyển động qua lại song song với thớ gỗ. Tốt nhất, bạn hãy bắt đầu với một lượng ít chất đánh bóng và từ từ thêm nhiều hơn.

Nếu ban đầu bạn sử dụng vì quá nhiều thì chất đánh bóng có thể sẽ đọng thành vũng trên sàn. Hơn nữa, việc đánh bóng từng lớp mỏng cũng sẽ nhanh khô hơn và dễ dàng sơn lớp thứ hai. Cách đánh bóng này sẽ giúp bạn làm mịn mọi bọt khí khi thực hiện. Bên cạnh đó, bạn cũng chú ý đánh bóng ở các góc và cạnh bằng bàn chải lông.

Bước 3: Chờ 24 giờ sau lớp sơn cuối cùng mới trả đồ đạc vào phòng

Đồ nội thất nặng có thể làm xước lớp sơn mới của bạn, vì vậy hãy đợi cho đến khi sàn khô hoàn toàn. Nếu bạn muốn lớp sơn bóng mịn hơn, hãy sử dụng chà nhám 100 hạt giữa các lớp và lau sàn sau khi chà nhám. Bạn lưu ý không chà nhám lớp cuối cùng vì điều này có thể làm mờ lớp sơn bóng.

Bước 4: Thường xuyên bảo dưỡng đồ gỗ trong nhà

Bạn nên đặt thảm ở lối ra vào để ngăn chặn bụi bẩn theo vào nhà hoặc yêu cầu thành viên trong gia đình và khách cởi giày trước khi vào nhà. Bạn cũng nên đặt một tấm thảm gần bồn rửa để tránh nước làm hỏng sàn. Đồng thời, bạn cần quét và hút bụi thường xuyên để tránh trầy xước bề mặt sàn gỗ.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *