HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH VỆ SINH SÀN BẰNG CÂY LAU

Vệ sinh sàn là công việc vô cùng quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình làm sạch bề mặt của bạn. Một quy trình vệ sinh sàn bằng cây lau chi tiết sẽ giúp ích bạn rất nhiều và mang đến hiệu quả làm sạch tối ưu, đồng thời làm tăng tuổi thọ của sàn.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH VỆ SINH SÀN BẰNG CÂY LAU
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH VỆ SINH SÀN BẰNG CÂY LAU

Những lưu ý trong quy trình vệ sinh sàn tiêu chuẩn

  • Đảm bảo bề mặt sau khi vệ sinh sạch và khô, không có hơi ẩm hoặc chất thải.
  • Không để lại sự tích tụ của các sản phẩm tẩy rửa.
  • Không làm trầy xước, ảnh hưởng đến lớp bảo vệ của sàn. 
  • Tham khảo lời khuyên từ nhà cung cấp ván sàn để lựa chọn phương pháp vệ sinh phù hợp với từng chất liệu.
  • Điều chỉnh nồng độ hóa chất và thời gian tẩy rửa hợp lý. Thời gian chất tẩy rửa lưu trên bề mặt sàn đã được chứng minh là có ảnh hưởng đáng kể đến độ sạch. Tuy nhiên, nếu quá thời gian tiêu chuẩn, bề mặt bảo vệ của sàn hoặc lớp chống trơn trượt sẽ bị hỏng hóc.

Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị để thực hiện quy trình vệ sinh sàn

Bạn cần xác định rõ khu vực mình sẽ vệ sinh và chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị, hóa chất cần thiết. Điều này sẽ hạn chế việc làm gián đoạn quá trình vệ sinh sàn, việc làm sạch sẽ tốn thời gian và không được hiệu quả.

Một số dụng cụ để vệ sinh sàn nhà cần thiết đó là:

  • Chổi quét bụi và chổi quét.        
  • Cây lau chuyên dụng.
  • Găng tay.
  • Máy hút bụi.        
  • Bảng hiệu cảnh báo an toàn, rào chắn an toàn.        

Sau khi sử dụng, tất cả các thiết bị này phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo và đặt gọn gàng trong khu vực cất giữ. 

 

Quy trình vệ sinh sàn nhà chi tiết

Bước 1: Rửa tay và đeo găng tay

Việc sử dụng găng tay sẽ hạn chế sự tiếp xúc của da tay với hóa chất tẩy rửa. Đồng thời, găng tay sẽ hạn chế ma sát của dụng cụ với tay người vệ sinh, gây ra xây xát khi thực hiện vệ sinh sàn

Bước 2: Đặt biển cảnh báo

Trong thời gian làm vệ sinh sàn nhà, bạn cần đặt các biển cảnh báo tại khu vực cần làm sạch cho đến khi sàn khô ráo hoàn toàn. Việc đặt biển cảnh báo để khách hàng nhận biết khu vực đang vệ sinh.

Bước 3: Loại bỏ rác thải, bụi bẩn

Các bụi bẩn từ bên ngoài rất dễ bám vào sàn, gây cản trở cho quá trình lau sàn. Trước khi tiến hành lau sàn, cần làm sạch các loại rác thải, bụi bẩn bằng chổi hoặc máy hút bụi.

Bước 4: Lau sàn

  • Pha hóa chất vệ sinh theo đúng tỉ lệ.
  • Nhúng cây lau vào dung dịch vệ sinh.
  • Vắt khô đầu cây lau
  • Lau từ trên xuống dưới, từ trái qua phải và lau theo hình số 8, vết sau đè lên 1/3 vết trước.
  • Khi nước lau sàn bẩn, thay nước lau sàn để tiếp tục quá trình.
  • Sau khi vệ sinh bằng hóa chất, lau lại sàn bằng nước sạch loại bỏ mùi dung dịch vệ sinh. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều loại nước lau sàn không bắt buộc lau lại bằng nước. Do vậy, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. 
  • Sau khi lau ướt, sử dụng cây lau khô để lau sạch nước trên sàn.
  • Khi sàn khô, kiểm tra lại một lần và gỡ biển cảnh báo.

Bước 5: Tháo găng tay và vệ sinh tay; cọ rửa thiết bị, vật tư và cất gọn gàng.Như vậy, quy trình vệ sinh sàn chi tiết đã được chia sẻ cụ thể trong bài viết trên. Mong rằng, bạn đọc đã nhận được nhiều thông tin bổ ích từ những nội dung này.

Trên đây chính là những thông tin về các bước trong quy trình vệ sinh sàn bằng cây lau mà Housecare đã đúc kết được trong hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về quy trình vệ sinh sàn và giúp bạn tối ưu thời gian, công sức, thực hiện. Housecare luôn sẵn sàng lắng nghe mong muốn và mang đến cho bạn giải pháp vệ sinh không gian chuyên nghiệp, phù hợp và hiệu quả. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thông tin chi tiết.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *