Trang chủ » Tổng hợp » Check list là gì? Có cần check list vệ sinh không?

Check list là gì? Có cần check list vệ sinh không?

Bạn quá bận rộn với công việc và dường như không còn thời gian để lo dọn dẹp công việc vệ sinh nhà ở? Vậy, đã đến lúc bạn cần đưa ra mẫu check list công việc vệ sinh mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng. Trong bài viết sau, Housecare sẽ chia sẻ rõ check list là gì? Có cần check list vệ sinh không để các bạn quan tâm có thể tham khảo.

Check list là gì?

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc có cần check list vệ sinh không? Các bạn hãy cùng với chúng tôi điểm qua checklist là gì trước nhé! Đây là bảng kế hoạch giúp liệt kê toàn bộ công việc cụ thể mà bạn cần thực hiện trong ngày, tuần, tháng,…nhằm mục đích đạt được mục tiêu vạch ra từ đầu. 

Hiểu một cách đơn giản thì check list vệ sinh chính là bảng danh sách những công việc vệ sinh cần được hoàn tất. Theo đó, bảng checklist sẽ giúp chủ nhân của nó đảm bảo không bỏ sót bất cứ công việc nào từ nhỏ cho tới lớn.

Thông thường, để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất, các công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp như Housecare đều áp dụng checklist công việc cho mỗi bộ phận. Đây là cơ sở để bộ phận quản lý có thể giám sát nhiệm vụ và đảm bảo hoạt động vệ sinh được diễn ra thuận lợi, hiệu quả và đúng tiến độ.

Có cần check list vệ sinh không
Có cần check list vệ sinh không

Có cần check list vệ sinh không?

Như chúng tôi vừa mới chia sẻ ở trên, công việc check list đối với người bận rộn là cực kỳ cần thiết. Thực tế đã chứng minh tầm quan trọng của bảng check list khi nó được ứng dụng tại nhiều hạng mục vệ sinh như: Trong gia đình, tại các công ty vệ sinh, nhà hàng, văn phòng, nhà xưởng, khách sạn,…

Đặc biệt, đối với cấp nhân viên, bảng check list sẽ giúp nhân viên đảm bảo các hạng mục vệ sinh từ nhỏ đến lớn không bị bỏ sót. Đối với người giám sát, việc lập danh sách kiểm tra công việc sẽ đảm bảo được thời lượng cần cho mỗi công việc. Nhờ đó, họ sẽ nhanh chóng sắp xếp và hoàn thành chuẩn xác các mục tiêu lớn hơn.

Bên cạnh đó, check list còn giúp cho đơn vị quản lý tập trung hơn để định hướng nhân sự của mình. Từ đó, hướng đến hoàn thành tốt nhất mục tiêu chung. Ngoài ra, check list còn hỗ trợ người dùng phát hiện ra sai sót và kịp sửa chữa kịp thời.

Mẫu check list công việc vệ sinh nhà ở mỗi ngày

Thực tế, công việc vệ sinh nhà ở hàng ngày gồm có nhiều hạng mục khác nhau. Vậy nên, bạn sẽ khó phân chia công việc hàng ngày dựa vào lịch cố định cho bất cứ thành viên nào ở trong gia đình. Thế nhưng, khi dán một bảng check list công việc vệ sinh trong nhà sẽ giúp các thành viên trong nhà không quên bất kì công việc nào.

Thường một bảng danh sách kiểm tra công việc sẽ được chia thành nhiều bộ phận khác nhau gồm: Nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng khách, phòng tắm, phòng ngủ,…Bảng check list còn có thêm mục người thực hiện, ngày tháng thực hiện công việc, đề xuất. Ngoài ra, bạn cần có thêm bảng check list công việc theo tuần, theo tháng,…Trước khi tiến hành in bảng check list, bạn nên liệt kê toàn bộ công việc vệ sinh theo ngày/tháng/quý, sau đó lấy ý kiến các thành viên khác ở trong nhà ở.

Mẫu check list công việc vệ sinh văn phòng

Vệ sinh văn phòng chính là dịch vụ quen thuộc của nhiều doanh nghiệp khách hàng. Trong đó, một bảng check list công việc vệ sinh giúp mỗi đơn vị kinh doanh có thể kiểm soát, đánh giá khách quan về sản phẩm/dịch vụ họ đang dùng.

Thường các hạng mục vệ sinh mà khách hàng nhận được phù hợp với bản hợp đồng mà hai bên đã ký thỏa thuận trước đó. 

Một mẫu check list công việc vệ sinh văn phòng sẽ gồm có các hạng mục chính cơ bản sau:

  • Đối với khu vực chung gồm: Quét dọn nền nhà, thu gom rác thải, lau kính/bệ cửa sổ, đổ rác, rửa/thay ly uống nước, lau dọn bàn làm việc, quét dọn/chùi WC,  xịt thơm phòng, hút bụi trong phòng, xịt khử trùng văn phòng, dọn dẹp tủ hồ sơ, lau kính vách ngăn.
  • Đối với khu vực toilet gồm: Vệ sinh và làm sạch vách ngăn, làm sạch bồn rửa tay, vệ sinh kệ và tủ trong phòng tắm, làm đầy xà phòng và làm sáng gương.
  • Đối với khu vực bếp và nơi nghỉ ngơi: Vệ sinh vật dụng có trong phòng, vệ sinh bồn rửa chén, lau quầy bar, làm sạch bàn ăn và quét dọn chỗ nghỉ ngơi. 

Cách tạo check list công việc vệ sinh hiệu quả

Bên cạnh tìm hiểu thắc mắc rằng có cần check list vệ sinh không, nhiều khách hàng còn hỏi thêm Housecare rằng làm thế nào để check list công việc hiệu quả? Thực tế, dù bạn vệ sinh văn phòng hay nhà ở, khách sạn thì công việc check list đều dựa vào kế hoạch vệ sinh cụ thể hàng tuần, tháng, quý. Ngoài danh sách kiểm tra tổng vệ sinh hàng ngày, bạn nên lập kế hoạch kiểm tra thêm một số thiết bị điện, thiết bị bếp, điện tử, kiểm kê kho,…

Hy vọng với những chia sẻ trên của Housecare đã giúp các bạn có được câu trả lời chính xác ngay từ đầu bài rằng có cần check list vệ sinh không? 

Post Comment